Hướng dẫn cách đặt tên cho con theo tứ trụ chuẩn nhất
Trong toàn bộ những nguyên tắc phong thủy thì việc đặt tên cho con theo tứ trụ được coi là phức tạp nhất.
Theo quan niệm của mọi người cho rằng, việc đặt tên con theo tứ trụ sẽ giúp con cải thiện vận khí. Hơn nữa còn khắc phục những điều không may mắn trong cuộc sống, từ đó giúp cuộc đời lẫn sự nghiệp của con yêu gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống.
![Cach-dat-ten-cho-con-theo-tu-tru-chuan-thien-can-dia-chi.jpg](https://www.kidsplaza.vn/blog/wp-content/uploads/2023/02/Dat-ten-con-gai-menh-tho-7.png)
Do đó trước khi đặt tên con theo tứ trụ, bố mẹ cần chú ý và tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản dưới đây.
Tuyệt đối không được dùng tên Húy Kỵ
Theo quan niệm của người phương Đông thì tên gọi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vận số của một người. Do đó một cái tên xấu luôn đem lại số mệnh tai ương cho chủ nhân và có cuộc đời phong ba bão táp.
Do đó khi chọn tên cho con, bố mẹ nên chọn tên hay và đẹp nhằm mang lại điều tốt lành nhất cho con. Đặc biệt là không nên chọn tên Húy Kỵ, nghĩa là những tên của vua chúa ngày xưa hay tên thánh nhân vĩ đại. Ví dụ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Sinh Cung, Ngô Tất Tố,…
Hai lý do cơ bản để bố mẹ không dùng tên Húy Kỵ:
- Một là phạm vào đạo lý trùng tên với tên của vua chúa và thánh nhân của đất nước.
- Hai là Tứ trụ của con người không đủ sức mạnh để có thể gánh một cái tên nặng như thế.
Hơn nữa, bố mẹ cũng không nên đặt tên cho con phạm Húy Kỵ của dòng họ và tên của ông bà tổ tiên đã khuất hay tên của người lớn còn sống ở trong dòng tộc.
Cách đặt tên theo tứ trụ phải có hành sinh
Theo phong thủy thì đặt tên con yêu theo tứ trụ hiểu đơn giản là đặt tên con theo giờ, ngày, tháng, năm sinh ngũ hành. Dựa vào thời gian đó mà bố mẹ đặt tên hay và ý nghĩa cho con.
Tứ trụ sẽ bao gồm: trụ năm, trụ tháng, trụ ngày và trụ giờ.
- Trụ năm: trụ này sẽ được xác định bởi bản mệnh trong năm của con. Việc trụ năm mạnh hay yếu thì phải lấy lệnh tháng để cân đo, hoặc có thể dùng quan hệ tương sinh và tương khắc giữa Can và Chi trong năm ngũ hành bản mệnh.
- Trụ tháng: trụ này được xác định là cung về anh chị em. Nếu trụ tháng tương sinh thì anh chị em trong nhà luôn yêu thương hòa thuận lẫn nhau. Hoặc ngược lại nếu can – chi trong tháng sinh tương khắc thì anh chị em trong nhà sẽ bất hòa, gặp nhau là khắc khẩu cãi nhau.
- Trụ ngày: đây được xem là nhật nguyên, mệnh chủ. Vì nếu can – chi trong ngày sinh tương sinh thì vận mệnh và tiền đồ của chủ nhân sẽ vô cùng may mắn.
- Trụ giờ: đây là cung con cái. Nếu giờ sinh vượng thì con cái sinh ra sẽ mau ăn chóng lớn, khỏe mạnh và thông minh. Nếu giờ sinh không vượng thì con cái sẽ nhiều bệnh tật và có thể chết yểu.
Để thuận lợi trong việc chọn tên cho con hay và ý nghĩa lại hợp phong thủy thì hiện nay đã có phần mềm đặt tên cho con theo tứ trụ. Do đó bố mẹ chỉ cần điền giờ, ngày, tháng, năm sinh của con vào là sẽ có thể lựa chọn những cái tên như ý và phù hợp nhất.
![Cach-dat-ten-cho-con-theo-tu-tru-chuan-thien-can-dia-chi-2](https://www.kidsplaza.vn/blog/wp-content/uploads/2023/02/Cach-dat-ten-cho-con-theo-tu-tru-chuan-thien-can-dia-chi.png)
Đặt tên bổ khuyết cho tứ trụ
Trong 4 trụ (giờ, ngày, tháng, năm) thì mỗi trụ sẽ có 2 thành phần: địa chi và thiên can. Vì vậy trong tứ trụ sẽ có tổng cộng 4 thiên can và 4 địa chi, để đại diện cho bát tự của một người. Trong đó:
– Thiên can sẽ là Bính, Giáp, Ất, Đinh, Kỷ, Mậu, Canh, Nhâm, Tân, Quý.
– Còn địa Chi sẽ là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Do đó dựa theo các địa chi mà phân biệt ngũ hành tương sinh tương khắc.
- Dần – Mão sẽ thuộc hành Mộc
- Thìn – Tuất – Sửu – Mùi sẽ thuộc hành Thổ
- Tỵ – Ngọ sẽ thuộc hành Hỏa
- Thân – Dậu sẽ thuộc hành Kim
- Hợi – Tý sẽ thuộc hành Thủy
Do đó nếu bát tự của người nào mà có đủ ngũ hành bản mệnh Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ thì sẽ là rất tốt. Còn nếu ai thiếu hành nào thì hãy đặt tên theo hành đó để có bổ sung và cải tạo vận khí. Hay là nếu bạn thấy hành nào yếu thì hãy có thể bổ sung hoặc là thay thế để cuộc đời của con sau này được may mắn và thành công hơn.
![Cach-dat-ten-cho-con-theo-tu-tru-chuan-thien-can-dia-chi (1).jpg](https://www.kidsplaza.vn/blog/wp-content/uploads/2023/02/Cach-dat-ten-cho-con-theo-tu-tru-chuan-thien-can-dia-chi-1.jpg)
Hành tứ trụ tương sinh nên với hành họ tên
Nếu đặt tên con theo tứ trụ thì bố mẹ cần xác định xem hành tứ trụ có tương sinh với hành họ tên hay không. Vì điều này rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến vận số may mắn của đứa trẻ.
Hành tứ trụ mà tương sinh với hành họ tên thì vận mệnh của con luôn được trời đất trợ giúp hơn nữa làm gì cũng thuận lợi hanh thông. Và ngược lại nếu hành tứ trụ tương khắc với hành họ tên thì cuộc đời của con có thể sẽ thân cô thế cô, cuộc đời bươn chải và vất vả quanh năm.
Việc xác định hành tứ trụ sinh hành họ tên hay không, bố mẹ nên dựa theo vòng tương sinh tương khắc của ngũ hành bản mệnh.
Cách đặt tên con theo tứ trụ chuẩn Thiên Can, Địa Chi hay theo sở thích là tùy ý kiến của cá nhân và lựa chọn của mỗi gia đình. Vì vậy đây không phải là quan niệm nhất định bắt buộc bố mẹ phải tuân theo và áp dụng cho con. Tuy nhiên, việc đặt tên cho con theo phong thủy vẫn sẽ tốt hơn và giúp bé cải thiện vận khí, khắc phục điều không may trong cuộc sống.
Mệnh khuyết là gì? Đó là một khái niệm trong phong thủy, chỉ những hướng, màu sắc, con số, ngũ hành… không hợp với bản mệnh của mỗi người. Mệnh khuyết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc, tình duyên, sự nghiệp… của người đó. Vậy làm sao để biết được mình thuộc mệnh khuyết nào? Có nhiều cách để tính mệnh khuyết, nhưng một trong những cách phổ biến và đơn giản nhất là dựa vào ngày tháng năm sinh. Bài viết này, Kallos Vietnam sẽ hướng dẫn bạn cách tính mệnh khuyết theo ngày tháng năm sinh, cũng như cách khắc phục và hóa giải mệnh khuyết để mang lại may mắn và hạnh phúc cho cuộc sống.
Khái quát về mùa sinh và khuyết hành.
Một năm đi qua lần lượt với 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông, mỗi mùa đều có sự thịnh vượng suy tàn của Ngũ hành. Mùa xuân Mộc thịnh, mùa Hạ Hỏa thịnh, mùa Thu Kim thịnh và mùa Đông Thủy thịnh. Quy luật sinh khắc của Ngũ hành, khi Mộc thịnh thì Kim suy, Hỏa thịnh thì Thủy suy, Kim thịnh thì Mộc suy và Thủy thịnh ắt Hỏa suy. Bản mệnh con người cũng có Ngũ hành (năm sinh), nên sinh vào mùa nào đương nhiên sẽ chịu ảnh hưởng của sự thịnh vượng của hành trong mùa đó.
Thuyết “Được và lỗi mùa sinh”
Trong dân gian hay các thuật số vận trình con người, ta bắt gặp khái niệm “Được mùa sinh”. Đó chính là cách so sánh Ngũ hành bản mệnh của đương số với tháng sinh. Nếu Ngũ hành của bản mệnh được sinh vượng thì có nghĩa là đương số được mùa sinh, bản mệnh gia tăng phần tốt đẹp. Trái lại, nếu Ngũ hành bản mệnh bị suy tử thì đương số bị lỗi mùa sinh, tức là bản mệnh bị giảm thiểu phần cát. Để xem “được hay lỗi mùa sinh”, người ta thường dùng bảng Vượng, Tướng, Hưu,
Tù, Tử để đánh giá bản mệnh có được sinh vượng, tướng hay bị khắc tù, tử.
Bảng Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử.
Bản mệnh | Vượng | Tướng | Hưu | Tù | Tử |
KIM | Thu | Tứ quý | Đông | Xuân | Hạ |
MỘC | Xuân | Đông | Hạ | Tứ quý | Thu |
THUỶ | Đông | Thu | Xuân | Hạ | Tứ quý |
HOẢ | Hạ | Xuân | Tứ quý | Thu | Đông |
THỔ | Tứ quý | Hạ | Thu | Đông | Xuân |
Ví dụ, nếu sinh vào mùa Thu, đương số người mạng Kim sẽ vượng, mạng Mộc sẽ tử vì vào mùa Thu Kim thịnh, Mộc suy. Nếu sinh vào mùa Hạ, Hỏa thịnh, Thủy suy nên người mạng Hỏa đắc lợi, mạng Thủy khốn đốn. Sinh mùa Xuân, Mộc thịnh, Kim suy nên người mạng Mộc vượng, Kim tử. Tương tự sinh mùa Đông, Thủy thịnh, Thổ suy thì lợi cho người mạng Thủy, bất lợi người mạng Thổ.
Thuyết “Khuyết hành”
Việc đánh giá vận số theo mùa sinh mang tính thiếu tích cực. Vì vậy, gần đây xu hướng cải tạo, vận mệnh con người theo phái khuyết hành nổi lên. Thuyết này cho rằng, dù “lỗi mùa sinh”, nếu biết sống theo đúng nguyên lý bổ sung hành khuyết thì cuộc đời vẫn cát tường. Ngược lại dù “được mùa sinh” nhưng không biết cân bằng Ngũ hành được thì có thể gặp “hung nhiều cát ít”. Về cơ bản người khuyết hành nếu:
- Sinh mùa Xuân (tháng 1, 2): khuyết KIM và Thổ.
- Sinh mùa Hè (tháng 4, 5): khuyết THỦY và Kim.
Bảng ngũ hành khuyết vượng theo mùa sinh
Mùa sinh | Tháng sinh | Hành vượng | Hành suy (khuyết) |
Xuân | 1, 2, 3 | Mộc | Kim |
Hạ | 3, 4, 5, 6, 9, 12 | Hoả | Thuỷ |
Thu | 7, 8, 9 | Kim | Mộc |
Đông | 10, 11, 12 | Thuỷ | Hoả |
Chú ý: Mùa Hạ, người khuyết Thủy bị suy kiệt nhiều nhất bởi do mùa và cả tứ quý. Sinh vào các tháng tứ quý (3, 6, 9, 12) bị khuyết cả 2 hành. Chữ hoa chỉ hành khuyết chính, nặng hơn:
- Sinh mùa Thu (tháng 7, 8): khuyết HỎA và Mộc.
- Sinh mùa Đông (tháng 10, 11): khuyết THỔ và Hỏa.
- Sinh tháng tứ quý (3, 6, 9, 12): khuyết THỦY và Mộc và dư Thổ (trong đó tháng 6 khuyết Thủy nặng nhất). Bảng này cho thấy, một người có thể vừa khuyết Kim vừa khuyết Thổ hoặc vừa khuyết Hỏa vừa khuyết Mộc. Những người khuyết cả hai hành này, mức độ khác nhau: hành khuyết nhẹ, khuyết nặng.
- Những người sinh tháng 3, 6, 9, 12 âm lịch (tháng tứ quý) là những người nhiều Thổ nhất, vì vậy họ là người khuyết Thủy. Sinh vào tứ quý, đánh giá mức độ hành khuyết rất phức tạp do tác động vượng khí của hành mùa đó.
Ví dụ, một người sinh tháng 12 âm lịch thuộc mùa Đông là khuyết Thổ và Hỏa. Nhưng vì sinh vào tháng tứ quý Thổ vượng nên chỉ còn khuyết Hỏa, ngoài ra tháng tứ quý lại khuyết Mộc và Thủy. Vì vậy, người này sẽ khuyết cả Mộc – Hỏa – Thủy, nhưng ở mùa Đông, Thủy Mộc vượng, nên người này chỉ khuyết hành Hỏa.
Một người sinh tháng 9 âm lịch thuộc mùa Thu: khuyết Hỏa – Mộc. Nhưng vì sinh tháng tứ quý khuyết Mộc – Thủy, nên người này khuyết ba hành Hỏa – Thủy – Mộc. Song sinh mùa Thu, Thủy vượng, nên người này chỉ khuyết 2 hành Hỏa – Mộc.
Một người sinh tháng 6 âm lịch thuộc mùa Hè: khuyết Thủy và Kim. Nhưng vì sinh tháng tứ quý khuyết Mộc – Thủy nên người này khuyết 3 hành: Thủy – Kim – Mộc. Thực tế sinh tháng tứ quý Kim vượng (tướng) nên người này chỉ khuyết hai hành Thủy – Mộc.
Một người sinh tháng 3 âm lịch mùa Xuân khuyết Kim và Thổ nhưng vì sinh tháng tứ quý khuyết Mộc Thủy, nên người này khuyết 4 hành Kim – Thổ – Mộc – Thủy. Mùa Xuân Mộc vượng, tháng tứ quý Thổ vượng, nên người này chỉ khuyết Kim – Thủy.
Quy luật về điều kiện vượng phát của các hành
Theo lý luận phong thủy, hành Kim (tiền của) muốn vượng phát phải có Thổ (đất đai, nhà cửa, địa lý cát lợi) song phải đến năm Mộc hoặc đại vận Mộc mới phát lộc. Vì sao phải có Mộc hoặc đại vận Mộc mới phát lộc? Vì sao phải có Mộc thì Kim mới vượng? Vì Thổ nếu tĩnh thì không sinh Kim được, phải có Mộc tác động khiến Thổ hoạt động. Mộc là chìa khóa để giải phóng Thổ, Thổ mới sinh ra Kim. Vì vậy, nhiều người có đất đai nhưng không biến thành tiền của, vì chưa đến vận Mộc (12 năm).
Hành khuyết là hành cứu nguy đối với bản mệnh. Đối với người có quá nhiều Kim, thì Kim là hung thần với họ, càng có nhiều Kim thì càng nguy hiểm. Song người khuyết Kim (sinh tháng 1, 2, 3) càng nhiều Kim càng tốt (càng cát lợi).
Dước góc độ tâm linh và cả thực tế, phần lớn các hành cần là do cha, ông để lại. Có người để lại cho con đất đai, có người để lại cho con cây cảnh qúy giá, có người để lại cho con kim cương (Hỏa), có người đế lại cho con hồ ao, bể bơi, tàu thuyền, cổ phiếu (Thủy), lại có người để lại cho con vàng bạc (Kim). Nếu cha ông lúc chết không để lại gì cho con cháu, sau khi chết họ sẽ có “trách nhiệm” phù hộ để con cháu bổ sung hành khuyết của mình (với điều kiện bạn phải thờ cúng cha ông). Việc thờ cúng cha ông chính là sợi dây liên hệ giữa con cháu với họ thực hiện nốt nghĩa vụ này còn thiếu.
Bảng quy luật Ngũ hành vượng phát
Hành khuyết muốn vượng | Hành cần | Năm có hành tác động (mở khoá) |
Kim | Thổ | Phải đến năm hoặc đại vận Mộc |
Hoả | Mộc | Phải đến năm hoặc đại vận Kim |
Thổ | Hoả | Phải đến năm hoặc đại vận Thuỷ |
Mộc | Thuỷ | Phải đến năm hoặc đại vận Thổ |
Thuỷ | Kim | Phải đến năm hoặc đại vận Hoả |
Hành khuyết đối với bạn là Cát thần, đồng thời cũng là Tài thần của bạn. Đối với người khuyết Hỏa, hành Hỏa chính là tiền của. Điều này có nghĩa là bạn càng có nhiều Hỏa bao nhiêu, bạn càng có nhiều tiền bấy nhiêu, càng ít Hỏa bao nhiêu, càng ít tiền bấy nhiêu. Người khuyết Hỏa về nguyên tắc là do không có Mộc hoặc có ít Mộc, thậm chí có Mộc không có hóa Hỏa vì không có “chìa khóa” hay “xúc tác” (hành khác tác động). Cân bằng Ngũ hành Âm dương là nguyên tắc cơ bản để cải vận trong cuốn sách này. Vì vậy khi đã biết bản mệnh khuyết hành nào, bạn đọc hãy tìm đến phương pháp bổ khuyết, cách sống cho phù hợp. Đó chính là bí quyết thay đổi số phận tích cực nhất. Để biết cuộc đời khi nào có những thay đổi căn bản, cần tham khảo thêm quan hệ thời vận với mùa sinh.
Nắm vững “Tứ thời vận” lớn trong mỗi đời người
Đời người thường xảy ra biết bao thăng trầm nhưng cơ hội để bạn có được thành công lại không nhiều. Vì vậy nếu biết phối hợp thời kỳ tốt đẹp của cuộc đời vào những việc trọng đại như hôn nhân, xin việc, chuyển ngành, mở mang cơ nghiệp, mua nhà cửa thì cuộc sống của bạn sẽ khá hơn. Thời vận đỏ chính là thời kỳ khí số của bạn đang sung mãn nhất.
Người ta thường nói đến thời vận lúc trẻ, thời vận lúc thanh niên, thời vận lúc trung niên và thời vận khi về già. Tổng hợp cả bốn loại thời vận trên, chúng ta hãy gọi là “Tứ thời vận”, trong bốn loại thời vận ấy, giai đoạn nào của bạn là rực rỡ nhất? Đây là một bí mật lớn mới được tiết lộ.
Đó là mối quan hệ rất mật thiết giữa mùa sinh của một người, với bốn loại thời vận của người đó:
- Người sinh vào mùa Xuân (từ tháng Giêng đến tháng Ba) thuộc loại sơ niên vận (từ khi sinh ra đến năm 20 tuổi) vận số cực thịnh.
- Người sinh vào mùa Hạ (từ tháng Tư đến tháng Sáu) thuộc loại thanh niên vận (từ 20 đến 35 tuổi) vận số cực thịnh.
- Người sinh vào mùa Thu (từ tháng Bảy đến tháng Chín) thuộc loại trung niên vận (từ 35 đến 50 tuổi vận số tốt đẹp).
- Người sinh vào mùa đông (từ tháng Mười đến cuối tháng Chạp) thuộc loại vãn niên vận (từ 50 tuổi trở lên vận số tốt đẹp).
Nếu thời gian vận số tốt nhất của cả đời đến với bạn mà bạn biết nắm lấy cơ hội thì bạn sẽ gặt hái thành công, cần chú ý, nếu sinh vào tháng tứ quý, vận trình này sẽ đến chậm hơn bình thường.
Thí dụ bạn là người cầm tinh con Ngựa, được sinh vào mùa Hạ. Bạn thuộc loại vận số tốt nhất vào độ tuổi thanh xuân. Người sinh năm Ngọ có số vận đỏ vào năm Dần và năm Mùi trong khoảng thời gian của vận số tốt. Những trường hợp khác bạn hãy tự khám phá, cần biết mọi thành công chỉ đến khi bạn nỗ lực phấn đấu không ngừng.
Bí mật về tháng sinh và tiền của
Trong Ngũ hành, Thủy được coi là tiền của. Nếu bạn sinh vào mùa Hè và các tháng Tứ qúy bị coi là khuyết Thủy. Nếu không được bổ sung đủ Thủy, khó tránh phải cảnh nghèo túng. Người sinh tháng Thủy (10,11), đặc biệt là tháng Tý (Thủy) không sợ nghèo túng suốt đời, nếu tiền vận vất vả, hậu vận rất nhiều tiền của, nhất là khi di chuyển đến phương vị Bắc (Thủy) hoặc Đông, Đông Nam (Mộc) cư trú.
Dụng thần là gì? Hướng dẫn cách tính dụng thần để cải mệnh đúng nhất
![](http://phongthuyhungmanh.com/wp-content/uploads/2017/08/Screenshot-2024-03-12-212459-300x200.jpg)
Dụng thần chắc hẳn không còn là khái niệm xa lạ khi nhắc đến lá số tứ trụ. Vậy dụng thần là gì? Dụng thần có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong lá số tứ trụ, hay nói cách khác, dụng thần có tác dụng gì trong vận mệnh của mỗi con người? Hãy cùng Mogi tìm hiểu trong bài đọc dưới đây và khám phá cách ứng dụng dụng thần để gặp nhiều may mắn trong cuộc sống!
Dụng thần là gì?
Dụng thần hay dụng thần mệnh khuyết trong tứ trụ là việc lựa chọn ngũ hành để cân bằng bản mệnh. Có thể hiểu dụng thần là Thuốc cải mệnh để mệnh cách một người cân bằng âm dương. Từ việc cân bằng âm dương sẽ trợ giúp cho con người bình an và thành công hơn.
![](http://phongthuyhungmanh.com/wp-content/uploads/2017/08/dung-than-la-gi-1-300x169.jpg)
Dụng thần có thể là một trong năm ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả và Thổ. Điểm nổi bật của lá số tứ trụ đó chính là tìm ra dụng thần của mỗi người.
Để hiểu hơn dụng thần là gì chúng ta cần tìm hiểu bát tự là gì. Bát tự hay còn gọi là tứ trụ, là một bộ môn nghiên cứu về mệnh lý có nguồn gốc từ thời cổ Trung Quốc. Bát tự được cấu tạo bởi Thiên can và Địa chi của năm, dựa vào 4 trụ. Vậy tứ trụ là gì? Tứ trụ gồm giờ – ngày – tháng – năm sinh để luận đoán về cuộc đời của một con người từ khi được sinh ra cho đến lúc qua đời.
Khi lấy lá số bát tự có thể luận đoán về quá khứ, hiện tại và tương lai; hiểu rõ về bản thân, công danh, sự nghiệp, gia đạo, tình duyên, các mối quan hệ,… Tìm hiểu chi tiết về thời vận từng năm, vạch rõ ngũ hành của từng năm với ngũ hành của chủ sự để nắm rõ các vấn đề hung cát, thịnh suy. Từ đó gia chủ sẽ biết được có nên đầu tư hay thủ thân, hoặc tìm phương vị quý nhân để kết giao học hỏi.
Dụng thần trong kinh dịch
![](http://phongthuyhungmanh.com/wp-content/uploads/2017/08/dung-than-la-gi-2-300x169.jpg)
Dụng thần là gì trong kinh dịch? Trong kinh dịch, khi xét về một người cụ thể, một việc cụ thể trong quẻ người ta phải sử dụng dụng thần. Mà trong đó dụng thần là tiêu chí để chỉ một người, một việc trong quẻ, gắn chặt với lục thân (gồm hào phụ mẫu, hào, thê tài, hào quan quỷ, hào tử tôn, hào huynh đệ). Dụng thần có thể là hào động hoặc hào tĩnh.
Dụng thần chịu sự sinh khắc của thế, động, nhật nguyệt và cũng có thể sinh khắc cho hào thế nếu vượng, lâm nhật nguyệt hoạt động. Sự sinh sắc của dụng thần sẽ phụ thuộc vào quy luật sinh khắc của ngũ hành, thiên can địa chi.
Có bao nhiêu loại dụng thần?
Bên cạnh dụng thần là gì, có bao nhiêu loại dụng thần là cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Theo các thư tịch, mệnh lý lưu truyền, dụng thuần có rất nhiều loại nhưng có thể chia làm 4 nhóm sau: Thông quan, Phù ức, Điều hậu và Thuận thế.
Tìm đúng dụng thần phù hợp với mỗi cá nhân không những có thể giúp lập luận chính xác sự việc trong từng tiểu hạn hay đại hạn mà còn hỗ trợ chúng ta cứu người thoát khỏi cảnh hiểm nghèo và chữa được những căn bệnh quái ác.
Dụng thần Thông quan
![](http://phongthuyhungmanh.com/wp-content/uploads/2017/08/Screenshot-2024-03-12-210608-300x153.jpg)
Nếu một mệnh cục có 2 dạng ngũ hành tương tranh, đối lập thì cần chọn 1 dụng thần có khả năng giúp cho 2 ngũ hành đó sinh hoá không trái ngược nhau. Nghĩa là làm cho mệnh cục khí thế điều đình, lưu thông. Việc này chính là tìm dụng thần Thông quan.
Chẳng hạn như: Trong ngũ hành nhật của chủ là Hoả, mà Thuỷ lại khắc Hoả, do đó nếu thế lực của Thuỷ mạnh hơn có thể sẽ khiến mệnh chủ bất lợi. Khi đó, chúng ta cần lấy Mộc làm dụng thần vì một tiết Thuỷ sinh Hoả nên có thể hoá giải được sự khắc của Thuỷ và Hoả. Mà để lấy Mộc thì ta có nhiều phương án lựa chọn như: đeo vòng tay mang mệnh Mộc, mua cây phong thuỷ mệnh Mộc, hoặc đặt một bức tượng Phật độ mệnh trong nhà,…
Dụng thần Phù ức
![](http://phongthuyhungmanh.com/wp-content/uploads/2017/08/dung-than-la-gi-4-300x169.jpg)
Để tìm được dụng thần Phù ức, trước hết ta cần hiểu một số kiến thức trong Bát tự sau:
- Ngũ hành của các Thiên can gồm: Đinh thuộc Hỏa, Giáp thuộc Mộc, Tân thuộc Kim và Mậu thuộc Thổ.
- Ngũ hành của các Địa chi gồm: Tuất thuộc Thổ, Dậu thuộc Kim, Thân thuộc Kim và Mão thuộc Mộc.
- Thần trong bát tự gồm: Tài, Quan, Ấn, Thực, Thiên quan, Thiên tài, Thiên ấn, Kiếp, Thương quan.
Mệnh cục cần nhất là trung hoà, mà để trung hoà thì cần Phù ức. Phù ức có thể hiểu nôm na là nếu cường đại quá thì cần ức chế lại, ngược lại nếu yếu quá thì cần nâng đỡ. Mặt khác, dụng thần Phù ức có thể chia làm:
- Phù có hai cách: tỷ kiếp để trợ và ấn thụ để sinh.
- Ức cũng có hai cách: thực thương để tiết chế và quan sát để khắc.
Trong thư tịch mệnh lý, Nhật nguyên sao có lúc nên ức, có lúc nên phù; nguyên do là ở thể tính. Đông thuỷ, Xuân mộc, Hạ hoả, Thu kim, thể tính thái vượng lấy thực thương để tiết, quan sát để khắc là lấy ức làm dụng thần. Còn Đông hoả, Xuân kim, Hạ thuỷ, Thu mộc thể tính thái nhược, lấy tỷ kiếp để trọ hoặc lấy ấn thụ để sinh được gọi là lấy phù làm dụng thần.
Dụng thần Thuận thế
![](http://phongthuyhungmanh.com/wp-content/uploads/2017/08/Screenshot-2024-03-12-211243-1-287x300.jpg)
Khi một mệnh cục có hai ngũ hành mạnh khống chế cả mệnh cục thì chủ cần phải thuận theo khí thế của “kẻ mạnh” hơn. Tức là lấy ngũ hành nào đó để ức chế và sử dụng thực thương làm dụng thần.
Chẳng hạn: Mệnh chủ có Thuỷ và Thổ chiếm phần lớn không chế cả ngũ hành. Vì vậy để cân bằng, chúng ta cần làm giảm đi một ngũ hành mạnh nhất đó là Thổ. Mà Kim là thực thương của Thổ, vì vậy chúng ta có thể sử dụng dụng thần Thuận thế là Kim.
Dụng thần Điều hậu
Địa đạo có khô – ẩm, Thiên đạo có nóng – lạnh, con người có được khí của thiên địa nên cũng chịu ảnh hưởng của chúng. Quá ẩm thì dùng hạn để trị, quá lạnh thì dùng ấm để chữa, quá khô thì dùng ẩm trị, quá ướt thì dùng khô chữa.
Chẳng hạn: Mệnh chủ là người có bối cảnh bát tự như cây cổ thụ giữa sông hồ, gió lạnh, mưa phùn, sinh ra từ lúc tờ mờ sáng, thiếu ánh sáng mặt trời. Thì dụng thần Điều hậu của mệnh chủ sẽ là Hoả và Thổ, vì Hoả sưởi ấm, Thổi san lấp ngăn chặn dòng sông đổ về.
Tác dụng của dụng thần là gì?
![](http://phongthuyhungmanh.com/wp-content/uploads/2017/08/dung-than-la-gi-7-300x169.jpg)
Khi biết được dụng thần của mình là gì, những vấn đề xoay quanh tiền tài, sự nghiệp, công danh, hôn nhân gia đạo, con cái, vận hạn từng năm hoặc các đại vận 10 năm sẽ được phản ánh rõ rệt thông qua lá số tứ trụ.
Bát tự cung cấp những tri thức để con người vận dụng thông qua ngày, tháng, năm sinh. Từ đó biết được chỗ thừa, chỗ thiếu nhằm tìm ra dụng thần giúp cân bằng sự thiếu hụt đó. Bát tự cũng cho biết thời vận tốt xấu để mệnh chủ dự đoán được vận mình của mình để tìm ra những yếu tố hợp để cải vận.
Cách ứng dụng dụng thần để cải biến vận mệnh
Đặt tên theo dụng thần
![](http://phongthuyhungmanh.com/wp-content/uploads/2017/08/dung-than-la-gi-5-300x169.jpg)
Căn cứ vào ngũ hành của năm tháng ngày giờ sinh mà người ta có thể tìm ra dụng thần là gì. Sau đó dựa vào nhu cầu ngũ hành của bản thân mà chọn một cái tên mang ý nghĩa dụng thần ngũ hành có tác dụng tốt đối với vận mệnh. Phương pháp này sẽ có tác dụng nhất định vì cái tên này sẽ theo người đó đến suốt cuộc đời.
Chẳng hạn một đứa trẻ cần dụng thần Hỏa thì có thể lấy tên Tâm hay Tuệ (Hoả). Rất nhiều người không hiểu được điều này nên chỉ chọn tên không xung khắc với ngũ hành nạp âm năm sinh của những đứa trẻ.
Cũng có rất nhiều người sử dụng ngũ hành năm sinh ra đời và coi đó là ngũ hành của mình. Thực chất, ngũ hành theo năm không có quá nhiều tác dụng trong việc ứng dụng vào đời sống của con người.
Làm việc thiện, tích phước lành
![](http://phongthuyhungmanh.com/wp-content/uploads/2017/08/Screenshot-2024-03-12-210824-300x152.jpg)
Có thể thông qua các việc làm như: cúng dường, làm thiện nguyện, không sát sanh,.. Đồng thời, không ngừng tu dưỡng thâm tâm, cũng như từ bỏ tâm tính bất lương. Đây chính là phép tu tâm dưỡng tính, làm việc thiện, tích phước lành để cải mệnh.
Chọn nơi ở phù hợp với dụng thần
![](http://phongthuyhungmanh.com/wp-content/uploads/2017/08/dung-than-la-gi-8-300x169.jpg)
Chọn nơi ở phù hợp với dụng thần là phương pháp sử dụng phương hướng theo dụng thần làm tiêu chuẩn để chọn nơi ở phù hợp nhất cho bản thân. Chẳng hạn như:
- Tứ trụ lấy Kim làm dụng thần thì nên chọn hướng về phía Tây so với địa phương nơi sinh ra để làm nơi làm ăn sinh sống.
- Tứ trụ lấy Hỏa là dụng thần thì nên chọn hướng về phía Nam.
- Tứ trụ lấy Mộc làm dụng thần thì nên chọn hướng về phía Đông.
- Tứ trụ lấy Thuỷ làm dụng thần thì nên chọn đi về phía Bắc.
- Tứ trụ lấy Thổ làm dụng thần thì nên ở quê hương bản quán lập nghiệp.
Chọn nghề nghiệp phù hợp với dụng thần
![](http://phongthuyhungmanh.com/wp-content/uploads/2017/08/Screenshot-2024-03-12-211210-300x201.jpg)
Căn cứ vào ngũ hành tứ trụ nơi làm việc đang ở trên phương vị ngũ hành nào, hành của nghề nghiệp mà người ta có thể chọn lựa được nghề nghiệp thích hợp. Để hiểu rõ hơn về việc chọn ngành nghề phù hợp với dụng thần bát tự, bạn có thể tham khảo nội dung dưới đây.
Hướng dẫn chọn nghề theo dụng thần bát tự
Dụng thần Hỏa
![](http://phongthuyhungmanh.com/wp-content/uploads/2017/08/Screenshot-2024-03-12-211321-300x202.jpg)
Người có dụng thần Hỏa, hợp với hướng Nam, rất thích hợp để kinh doanh các ngành: thực phẩm, quầy bán lẻ, công nghệ, hàng không, sản xuất đồ nhựa, kỹ thuật điện, điện tử, chiếu sáng, luyện kim, sản xuất than, nhiếp ảnh, sản xuất phim, diễn viên, công an, quảng cáo, dịch vụ, các nghề liên quan đến thể thao,…
Dụng thần Thổ
![](http://phongthuyhungmanh.com/wp-content/uploads/2017/08/Screenshot-2024-03-12-211350-300x203.jpg)
Người có dụng thần Thổ, hợp nơi bản địa, trung ương có thể theo và các ngành kinh doanh liên quan đến: khai thác đất đai, môi giới nhà đất, tài nguyên thiên nhiên, đồ sứ, quản lý, cố vấn doanh nghiệp, bảo hiểm, đại lý tiêu thụ, làm da nhân tạo, áo mưa , ô, quần áo may sẵn, làm đường, đồ béo, mì chính, sản xuất gốm,… Cũng như các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp, vật liệu xây dựng, xi măng, gạch, nghề xây dựng, nhà máy tái chế.
Dụng thần Thủy
![](http://phongthuyhungmanh.com/wp-content/uploads/2017/08/Screenshot-2024-03-12-211421-300x203.jpg)
Người có dụng thần Thuỷ thích hợp với phương Bắc có thể theo các ngành nghề liên quan đến: quảng cáo, hình ảnh, âm thanh, du lịch, y tế, thuỷ lợi, giao thông vận tải, hóa chất kỹ thuật, nghề biển, bưu chính viễn thông, báo chí, bán hàng trực tuyến, quan hệ công chúng, giải trí, tâm lý học, xuất/nhập khẩu, siêu thị, hay các ngành nghề liên quan đến tư duy như chiến lược gia, nhà tư duy, tư vấn, chứng khoán.
Dụng thần Kim
![](http://phongthuyhungmanh.com/wp-content/uploads/2017/08/Screenshot-2024-03-12-211449-300x203.jpg)
Người có dụng thần Kim thích hợp với phương Tây có thể theo các ngành nghề liên quan đến: ngân hàng, kế toán, kỹ thuật cơ khí, ô tô, kinh doanh vật liệu kim khí, quản lý, kinh doanh vàng bạc, khai thác lâm sản, sản xuất thiết bị chăm sóc sức khoẻ, bác sĩ phẫu thuật, gia công kim loại, võ thuật, khoa học kỹ thuật,…
Dụng thần Mộc
![](http://phongthuyhungmanh.com/wp-content/uploads/2017/08/Screenshot-2024-03-12-211521-300x202.jpg)
Người có dụng thần Mộc thích hợp với phương Đông có thể theo các ngành nghề liên quan đến: nghề mộc, nghề gỗ giấy, kinh doanh các mặt hàng gỗ, chế tạo thảo dược, nhà xuất bản, nhà văn, nhà giáo, thiết kế thời trang, bác sĩ đông y, nhân viên công giáo, chính trị, quân cảnh, ngành xuất bản in ấn,…
Trên đây là những thông tin chi tiết về dụng thần là gì, các loại dụng thần và ứng dụng của dụng thần trong cải biên vận mệnh. Hy vọng với những kiến thức mà bài viết mang lại bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích khi tìm hiểu dụng thần là gì. Đừng quên truy cập vào website https://phongthuyhungmanh.com/ phong để đón đọc thêm nhiều kiến thức phong thuỷ hấp dẫn khác.